-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Có những loại phụ kiện nào cần biết trước khi chọn bàn cầu?
09/05/2023
Bàn cầu có những phụ kiện nào kèm theo? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin về các phụ kiện bàn cầu cơ bản, giúp bạn có thêm nguồn tham khảo hữu ích để lựa chọn mẫu bàn cầu ưng ý cho gia đình.
Phụ kiện bàn cầu là những sản phẩm phụ trợ, có từng chức năng nhất định, giúp bàn cầu hoạt động hiệu quả. (Ảnh: Viglacera)
1. Phụ kiện xả, cột cấp và xả bên trong két nước
Két nước là nơi chứa nước phục vụ cho quá trình xả rửa khi sử dụng bàn cầu. Các phụ kiện cơ bản bên trong két nước bao gồm:
Cột cấp nước
Cột cấp nước giúp tự động hóa đóng hoặc mở van phân phối nước khi nước hết hoặc nước đã đầy. Ở mỗi cột cấp nước đều có phao nước và dây cấp bù, trong đó:
Phao có nhiệm vụ đóng mở nước cấp vào két, có thể tăng hoặc giảm lượng nước trong lòng két.
Ống cấp bù có nhiệm vụ cấp bù một phần nước vào thân bàn cầu để ngăn mùi từ bể phốt lên nhà vệ sinh.
Cột xả
Cột xả giúp đưa nước trên két xuống xả rửa lòng bàn cầu và đẩy chất thải ra khỏi bàn cầu. Yêu cầu khi sử dụng là xả nước chính xác lượng nước theo thiết kế, không rò rỉ sau khi xả.
Một bộ xả bàn cầu hoàn chỉnh
Cụm nút nhấn
Cụm nút nhấn thường có 2 dạng phổ biến là bộ xả gạt và bộ xả nhấn.
Bộ xả gạt
Loại này thường dùng cho các bồn cầu rời khối có két nước và thân cầu rời. Ưu điểm là bền bỉ, giá thành rẻ và dễ dàng lắp đặt thay thế khi hư hỏng. Tuy nhiên loại này thường ít được chọn lựa vì nhược điểm là khá tốn nước trong thời gian sử dụng.
Bộ xả nhấn
Loại này có thiết kế giống với bộ xả gạt chỉ khác điểm là đưa nút nhấn lên trên nắp sứ để người dùng dễ sử dụng hơn.
Hiện nay các dòng bàn cầu thường thiết kế bộ xả 1 nhấn hoặc bộ xả 2 nhấn. Trong đó, mẫu bộ xả 2 nhấn được sử dụng phổ biến nhất. Mẫu bộ xả 2 nhấn giúp người dùng tiết kiệm nước hơn so với bộ xả gạt hay bộ xả 1 nhấn.
Cụm nút nhấn 2 chế độ xả. (Ảnh: Viglacera)
Ống cấp bù
Ống cấp bù có tác dụng cấp nước bù xuống lòng bệt, ngăn mùi hôi từ bể phốt lên nhà vệ sinh. Khi phao hoạt động không ổn định, ống cấp bù sẽ giúp đẩy nước xuống bàn cầu thay vì tràn ra sàn nhà.
2. Hệ thống thoát và nắp bàn cầu
Hệ thống thoát
Trên thị trường hiện nay, có 2 loại hệ thống thoát phổ biến là thoát sàn (S-trap) và thoát tường (P-trap).
Thoát sàn (S-trap)
Là hệ thống thoát thải xuống sàn, có hiệu ứng hút siphon. Khi lắp đặt hệ thống này, khoảng cách từ tường đến tâm lỗ thoát chờ trên là 305mm, lỗ thoát chờ tiêu chuẩn là 110mm. Ưu điểm nổi bật của hệ thống thoát này là ngăn mùi tốt, do kiểu xi phông dạng chữ S được thiết kế giống một “cái bẫy” ngăn mùi. Sau khi xả nước, một lượng nước sẽ được lưu trữ lại trong ống xả giúp ngăn khí thoát xông ngược lại qua bàn cầu.
Hệ thống thoát sàn (S-trap)
Thoát tường (P-trap)
Là hệ thống thoát thải vào tường, không có hiệu ứng hút siphon. Khoảng cách từ sàn đến tâm lỗ thoát chờ trên tường là từ 170 - 220mm. Kiểu hệ thống thoát này có ưu điểm là tăng tính thẩm mỹ cho không gian phòng tắm. Trong quá trình sử dụng, người dùng cũng không cần lo lắng tình trạng sàn nhà tắm bị thấm dột, ẩm ướt.
Hệ thống thoát tường (P-trap)
Nắp bàn cầu
Nắp bàn cầu là một trong những phụ kiện đi kèm không thể thiếu trong các bàn cầu hiện đại. Nắp bàn cầu thường được làm từ chất liệu Urea hoặc PP cao cấp, với khả năng chống ố màu, chống trầy xước, độ bền cao, tuổi thọ sử dụng lâu dài, nhờ đó đảm bảo tính thẩm mỹ phòng tắm. Yêu cầu về số lần đóng mở tiêu chuẩn là 30.000 lần đóng êm. Bên cạnh đó, bàn cầu còn có 2 kiểu thiết kế là nắp trùm (Flush) và nắp 2 lớp (Layer) để người dùng có thêm nhiều lựa chọn phù hợp với thói quen sử dụng.
Nắp bàn cầu cao cấp chống trầy xước, chịu lực tốt, chống biến màu. (Ảnh: Viglacera)
Ngoài thiết kế và kiểu dáng, cách lắp đặt bàn cầu cũng là yếu tố mà người dùng cần chú ý. Có 2 kiểu lắp bàn cầu thông dụng là Top và Bottom, với cách tháo thông thường hay tháo lắp nhanh.
Trong quá trình sử dụng, tùy vào độ rộng, độ cong bệ ngồi, độ vững chắc khi ngồi mà người dùng có thể lựa chọn kiểu dáng và cách lắp đặt bàn cầu phù hợp với cấu tạo cơ thể và độ thoải mái mà sản phẩm mang lại.
Không như các đồ nội thất khác, nắp bàn cầu thường phải chịu nhiều tác động từ bên ngoài như áp lực, nhiệt độ thay đổi,... trong suốt quá trình sử dụng. Do đó, nắp bàn cầu cũng phải trải qua nhiều công đoạn thử nghiệm, kiểm tra để mang đến những sản phẩm chất lượng đến người dùng. Bàn cầu trước khi đưa ra thị trường sẽ được kiểm tra về độ bền nhiệt, độ êm khi đóng, độ chắc chắn,... Ngoài ra còn có kiểm tra độ lắc lư, độ sai lệch màu, tuổi thọ bản lề, tải trọng tĩnh…
Các thí nghiệm test chất lượng sản phẩm của Viglacera
Trên đây là những thông tin về các phụ kiện cơ bản của một chiếc bàn cầu. Mong rằng bài viết đã giúp bạn hiểu thêm cấu tạo của một chiếc bàn cầu, từ đó lựa chọn cho gia đình một mẫu bàn cầu chất lượng.