-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Phân biệt các kiểu bàn cầu cơ bản trên thị trường
25/04/2023
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều kiểu loại bàn cầu khiến nhiều người phân vân, khó chọn lựa loại nào phù hợp nhất với nhu cầu sử dụng của mình. Bài viết dưới đây sẽ “tháo gỡ” vướng mắc ấy, giúp các gia chủ hiểu rõ hơn các kiểu bàn cầu cơ bản hiện nay và dễ dàng đưa ra quyết định.
1. Phân loại theo hình dáng bàn cầu
Có 5 hình dáng bàn cầu phổ biến đó là:
-
Elongate (Đầu bàn cầu kéo dài)
Elongate là dáng bàn cầu cơ bản và phổ biến hiện nay. Bàn cầu Elongate thường có kích thước khoảng 470x356mm (Dài x Rộng). Với thiết kế đầu bàn cầu thon dài, diện tích bề mặt lớn, dáng bàn cầu Elongate giúp tăng độ thuận tiện và dễ dàng vệ sinh trong suốt quá trình sử dụng. Kết hợp nghiên cứu công thái học phù hợp với vóc dáng của người Việt, bàn cầu Elongate có đường cong mềm mại, thanh thoát vừa ôm sát khi ngồi, vừa nâng đỡ linh hoạt phần cột sống và thắt lưng, từ đó đem đến trải nghiệm thoải mái, thư thái cho người dùng.
Tuy nhiên, bàn cầu Elongate thường không phù hợp với phòng vệ sinh có diện tích nhỏ vì hình dáng kéo dài có thể gây cảm giác chật chội. Ngoài ra, với thiết kế phòng vệ sinh dành cho cả trẻ nhỏ thì bàn cầu Elongate với kích thước lỗ mở lớn sẽ khó sử dụng và cần người dùng cân nhắc thêm.
Bàn cầu dáng Elongate (đầu bàn cầu kéo dài)
Bàn cầu Viglacera Platinum cao cấp với thiết kế bề mặt sáng bóng, dáng bàn cầu Elongate thanh thoát mang đến cảm giác thoải mái, dễ chịu cho người dùng. Ảnh Viglacera
-
Semi-elongate (Đầu bàn cầu bán kéo dài)
Semi-elongate kế thừa các đặc điểm của dáng bàn cầu Elongate, điểm khác biệt chủ yếu nằm ở kích thước. Bàn cầu dáng Semi-elongate thường có chiều dài khoảng từ 450mm đến 460mm, nhỏ hơn so với mẫu bàn cầu Elongate tiêu chuẩn. Vẫn là những đường cong nhẹ nhàng, thanh thoát, song Semi-elongate đặc biệt phù hợp với không gian phòng tắm diện tích hạn chế, vừa tăng tính thẩm mỹ mà vẫn đảm bảo công năng và trải nghiệm thư giãn cho người sử dụng.
Bàn cầu dáng Semi-elongate (đầu bàn cầu bán kéo dài)
Bàn cầu nằm trong BST Hải Vân của Viglacera. Ảnh: Viglacera
-
U-shape (Dáng chữ U)
Bàn cầu với thiết kế hình chữ U, người dùng có thể tìm được tư thế ngồi thoải mái, mang đến trải nghiệm tốt nhất. Hiện nay, các dòng bàn cầu chữ U đã được cải tiến để có thiết kế đẹp mắt hơn, đa dạng chất liệu và màu sắc để người dùng có thể chọn mua cho gia đình.
Bàn cầu dáng U-shape (dáng chữ U)
-
Roundfront (Dáng tròn)
Bàn cầu dáng tròn là một thiết kế ngày càng được nhiều gia chủ ưa chuộng. Kích thước khoảng từ 420x356mm (Dài x Rộng), kiểu dáng tròn trịa với đường cong tinh tế, thanh lịch của bàn cầu dáng tròn sẽ đem tới sự hài hòa cho không gian phòng tắm hiện đại.
Bàn cầu dáng Roundfront (dáng tròn)
-
Square (Dáng vuông)
Bàn cầu dáng vuông là một thiết kế phá cách, mang lại sự sang trọng cho phòng tắm, phòng vệ sinh. Mẫu bàn cầu dáng vuông thường có chiều dài từ 425mm đến 445mm, phù hợp cho cả không gian nhỏ hẹp hay rộng rãi. Nếu đã chán mẫu bàn cầu truyền thống, muốn tạo thêm điểm nhấn ấn tượng cho không gian phòng tắm thì bàn cầu dáng vuông chính là một lựa chọn hoàn hảo.
Bàn cầu dáng Square (dáng vuông)
2. Phân loại theo cách lắp đặt
Bên cạnh hình dáng bàn cầu, vị trí và cách lắp đặt bàn cầu cũng là yếu tố mà các gia chủ cần quan tâm. Về cơ bản, có 4 cách lắp đặt bàn cầu như sau:
-
Đứng sàn không sát tường
Đây là kiểu lắp đặt bàn cầu thông dụng nhất, với phần thân cầu đặt đứng sàn và két nước không sát tường mà cách tường một khoảng tiêu chuẩn.
Bàn cầu lắp đặt đứng sàn không sát tường
-
Đứng sàn sát tường
Kiểu lắp bàn cầu đứng sàn sát tường ngày càng được ưa chuộng trong các thiết kế phòng tắm gia đình. Nhờ phần bàn cầu được đặt đứng sàn và áp sát tường giúp tối ưu không gian và tăng thêm vẻ tinh tế, thanh lịch cho khu vực vệ sinh.
Bàn cầu lắp đặt đứng sàn sát tường
-
Đặt sàn có két nước âm hoặc xả ống ngoài
Cách lắp bàn cầu đặt sàn có két nước âm tường hoặc xả ống ngoài thường có kết cấu “giấu” phần két nước vào bên trong tường, giúp tiết kiệm diện tích cho không gian phòng tắm. Chính điểm đặc biệt trong thiết kế này cũng mang đến sự tiện nghi, thư thái cho người dùng.
Bàn cầu lắp đặt sàn có két nước âm hoặc xả ống ngoài
-
Treo tường có két nước âm hoặc xả ống ngoài
Bàn cầu treo tường có két nước âm hoặc xả ống ngoài thường đặt két nước ẩn bên trong tường, chỉ để lộ ra ngoài phần thân cầu và nút nhấn. Khi lắp đặt, thân cầu treo tường sẽ có khoảng cách với mặt sàn, từ đó giúp việc dọn dẹp vệ sinh trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết.
Bàn cầu lắp đặt treo tường có két nước âm hoặc xả ống ngoài
Bàn cầu điện tử G-Smart. Ảnh: Viglacera
Bàn cầu không chỉ cần đẹp mắt mà còn phải đem tới trải nghiệm tốt nhất cho gia chủ. Bởi vậy, khi chọn mua bàn cầu, ngoài dựa vào hình dáng bàn cầu, gia chủ cũng nên tính toán đến vị trí đặt bàn cầu để áp dụng cách lắp đặt hợp lý, thuận tiện cho thói quen sinh hoạt của gia đình.