data-url="//viglacera.vnhttps://viglacera.vn/phong-van-doc-quyen-ntk-pham-ngoc-duong-viglacera-design-studio-ngon-ngu-thiet-ke-luon-co-su-ket-noi-xuyen-suot-hinh-chu-v">

Phỏng vấn độc quyền NTK Phạm Ngọc Đường - Viglacera Design Studio: Ngôn ngữ thiết kế V-concept - Lấy nền tảng làm gốc và không ngừng đổi mới để vươn lên

Phỏng vấn độc quyền NTK Phạm Ngọc Đường - Viglacera Design Studio: Ngôn ngữ thiết kế V-concept - Lấy nền tảng làm gốc và không ngừng đổi mới để vươn lên
Phỏng vấn độc quyền NTK Phạm Ngọc Đường - Viglacera Design Studio: Ngôn ngữ thiết kế V-concept - Lấy nền tảng làm gốc và không ngừng đổi mới để vươn lên

 

Viglacera đã có buổi trò chuyện thú vị cùng chuyên gia thiết kế phụ trách Viglacera Design Studio - Chị Phạm Ngọc Đường để hiểu hơn về những thiết kế cũng như xu hướng trong tương lai thiết bị vệ sinh

 

1. Chào chị, được biết chị là chuyên gia thiết kế phụ trách Viglacera Design Studio, chị có thể chia sẻ thêm về lý do vì sao mình tham gia vào Viglacera không ạ? 

NTK Phạm Ngọc Đường: Cách đây 15 năm khi tôi bắt đầu trở thành một NTK chuyên nghiệp thì lĩnh vực đầu tiên tôi tham gia đó là Thiết kế TBVS cho một thương hiệu nổi tiếng của nước ngoài tại VN. Trong quá trình làm nghề ngoài đam mê về thiết kế thì tình yêu với các chất liệu tạo nên TBVS đặc biệt là sứ đã thấm sâu dần vào trong tôi. Tuy nhiên, ngày đó bối cảnh thị trường và xu hướng thiết kế tại VN khiến cho một số giới hạn trong lĩnh vực tôi đặc biệt yêu thích này vẫn chưa được khám phá và bộc lộ ra hết. Do vậy, khi có lời mời về làm chuyên gia thiết kế TBVS tại Viglacera tôi đã đồng ý và kỳ vọng được thử thách mình nhiều hơn nữa, vượt qua các giới hạn trước đây tôi  chưa có cơ hội để chinh phục. Tôi tâm niệm, mình như con cá Hồi bơi ra biển lớn rồi sẽ quay trở về suối nguồn để tạo ra các quả trứng vàng. Viglacera là một thương hiệu lâu năm của VN nhưng về mặt R&D và Thiết kế kiểu dáng thời điểm tôi mới tới còn thiếu đồng bộ để thương hiệu được nâng tầm giá trị trong mắt NTD. Vì vậy, đây là cơ hội tuyệt vời để tôi có thể góp phần xây dựng Thương hiệu này lớn mạnh hơn và đồng thời thực hiện tiếp đam mê của mình là thiết kế nên các Bộ sưu tập TBVS phù hợp với xu hướng thiết kế, có giá trị vượt thời gian dành cho mọi người.  

2. Vì sao chị lại chọn thiết kế chuyên về ngành TBVS? Đặc biệt là thiết kế sản phẩm Sứ? 

NTK Phạm Ngọc Đường: Như tôi đã nói ở trên một phần nguyên nhân là vì sự gắn bó đầu tiên, tình yêu đầu tiên bao giờ cũng là thứ tình yêu rất khó quên. Tôi yêu chất liệu sứ vì nó như cô gái đẹp mà kiêu hãnh luôn chờ đợi người chinh phục, khám phá. Lịch sử của gốm sứ cũng là một phần quan trọng trong Lịch sử phát triển của loài người. Đặc biệt gốm sứ là chất liệu quan trọng bậc nhất hình thành nên Lịch sử Mỹ thuật và Thiết kế đồ gia dụng của VN. Do vậy, về quá khứ và trong tương lai gốm sứ vẫn là chất liệu bền vững, hữu dụng cho cuộc sống. TBVS dù có lúc này, lúc kia được các NTK thử nghiệm những chất liệu khác nhau như: gỗ, kim loại, đá, nhựa…thì qua quá trình điều nghiên và đúc kết, bản thân tôi nghĩ rằng sứ vẫn là chất liệu lâu dài quyết định sự bền vững dành cho Thiết kế trong lĩnh vực này.

3. Những yếu tố nào, theo chị, được đánh giá là quan trọng nhất trong việc thiết kế tạo dáng cho sản phẩm Sứ và Sen vòi? Đâu là yếu tố đánh giá một thiết kế Sứ vệ sinh thành công?

NTK Phạm Ngọc Đường: Đầu tiên, ý tưởng thiết kế luôn là yếu tố quan trọng để đánh giá thiết kế tạo dáng bởi đó là nét riêng biệt tạo nên phong cách thiết kế cho sản phẩm nói chung và TBVS nói riêng. Mỗi con người đều có những đặc điểm ngoại hình – tính cách khác nhau thì thiết kế cũng vậy. Một ý tưởng tốt được triển khai ăn nhập kết nối với công năng, cách gia công sản xuất bề mặt tốt sẽ tạo cho thiết kế phong cách riêng biệt giúp NTD dễ nhận biết và ấn tượng với sản phẩm hơn. Qua đó, nâng tầm giá trị thương hiệu cho sản phẩm, định vị phong cách riêng của thương hiệu đó trên thị trường TBVS.

Bên cạnh đó, Mục đích của TBVS được tạo ra là để phục vụ nhu cầu sinh lý cơ bản của con người. Vì vậy, NTK cần nắm vững kiến thức về Công thái học (Ergonomic) để áp dụng lên hình dáng của sản phẩm. Cụ thể khi Thiết kế kiểu dáng cho TBVS cần giải quyết được các yếu tố nhân trắc học để tạo nên sự thoải mái, thuận tiện cải thiện về mặt tương tác giữa người sử dụng với sản phẩm. Ví dụ: các tư thế ngồi xuống – đứng lên, cầm - nắm, nhấn – gạt cần cần phù hợp với hoạt động của kết cấu cột sống, kết cấu tay người…. nhằm mục đích tăng hiệu quả năng suất và giảm bớt sự khó chịu. Bên cạnh đó là giải quyết yếu tố thiết kế về hệ thống TBVS với môi trường. Thiết kế phải phù hợp với các tiêu chuẩn về lắp đặt đã được thống nhất trong tiêu chuẩn đo lường để tạo nên các sản phẩm có tỉ lệ, trọng lượng phù hợp, vừa vặn với tầm vóc NSD, vừa vặn với không gian phòng tắm có diện tích khác nhau.

Sản phẩm sứ và sen vòi trong Không gian phòng tắm luôn đi kèm với nhau. Không gian Nhà tắm lại nằm trong Không gian Kiến trúc – Nội thất công trình. Vì vậy, để đánh giá về Thiết bị vệ sinh Sứ - sen vòi ngày nay thì yếu tố đồng bộ - phù hợp với Phong cách thiết kế của không gian nội thất Nhà tắm và phong cách kiến trúc cũng rất quan trọng. Đương nhiên khi lên Kế hoạch xây dựng công trình chủ nhân của công trình ấy đã truyền đạt lại ý tưởng cho KTS các nhu cầu, sở thích về công năng thẩm mĩ. Do vậy, khi TBVS đồng bộ được với phong cách thiết kế Nội thất và Kiến trúc tức là nó đã đáp ứng được về mặt mặt thẩm mĩ và công năng với NSD.

Cơ bản, đó là những yếu tố quan trọng nhất để đánh giá về Thiết kế tạo dáng cho sản phẩm sứ và sen vòi. Ngoài ra, tùy vào phân cấp NTD mà các yếu tố nào sẽ được cân nhắc để ưu tiên trong việc đánh giá Thiết kế tạo dáng. Ví dụ: Thiết kế KD dành cho phân khúc cao cấp sẽ khác Thiết kế KD dành cho phân khúc thấp hơn (Yêu cầu về các yếu tố hoàn thiện bề mặt, hình khối – đường nét, phụ kiện…), Thiết kế cho vùng miền này sẽ khác với thiết kế cho vùng miền khác vì thẩm mĩ vùng miền có sự khác biệt nhau (Phong cách thiết kế Châu Âu khác phong cách thiết kế Châu Á). Thực hiện được đầy đủ các yếu tố đã nói ở trên thì có thể nói đã là sự thành công của Thiết kế kiểu dáng cho Thiết bị sứ và sen vòi. Thiết kế thì càng ngày càng phát triển với rất nhiều sự thử nghiệm khác nhau về bề mặt chất liệu theo các trào lưu phong cách trên thế giới và thị trường nội địa. Nếu tụt hậu về cơ sở vật chất, thiết bị sản xuất thì ý tưởng kiểu dáng dù có tốt bao nhiêu cũng khó thành công nếu đội ngũ triển khai không hiệu quả, sản phẩm cuối không đạt thẩm mĩ như định hướng đặt ra ban đầu. Vì vậy, Nhà thiết kế cũng chỉ là mắt xích đầu tiên còn sự hỗ trợ phía sau là rất nhiều đội ngũ mang tính cầu thị, cộng tác tốt với nhau thì mới tạo ra được một Thiết kế kiểu dáng thành công cho TBVS.

4. Tại Viglacera Design Studio, hiện tại đã có bao nhiêu thiết kế mới cho ngành TBVS của Viglacera? Và định hướng thiết kế chung của sản phẩm là gì (thiết kế mang giá trị sử dụng cho NTD VN)?

NTK Phạm Ngọc Đường: Tại VSSD hiện nay chúng tôi thực hiện thiết kế mới theo Yêu cầu thiết kế từ bộ phận PM và BOD. Yêu cầu thiết kế được tổng hợp – phân tích từ Khảo sát thị trường và các đề xuất ý tưởng đến từ các bộ phận liên quan. Hàng năm Kế hoạch Thiết kế mẫu mới được đưa ra để phân bổ cho các Nhà máy. Tùy vào thế mạnh về sản xuất của các Nhà máy mà Phân cấp thiết kế phù hợp được gửi tới đó để đảm bảo mục tiêu của Qui trình NPD.

Ngoài ra, VSSD còn có hệ thống Design Bank lưu giữ hàng trăm mẫu phác thảo và Thiết kế concept phân theo trục nhãn hiệu. Tùy vào từng thời điểm thích hợp, tôi cùng bộ phận R&D và BOD sẽ lựa ra những mẫu Thiết kế phù hợp để đưa vào đánh giá và triển khai. Như vậy, bên cạnh các Yêu cầu Thiết kế từ bộ phận PM thì hàng năm VSSD vẫn liên tục bổ sung các mẫu Thiết kế mới để tăng đáp ứng số lượng mẫu cho ngành TBVS của Viglacera. Đến nay, có nhiều Bộ sưu tập, các Combo và Series sản phẩm Thiết kế đã và đang dần được đưa vào phát triển và giới thiệu ra Thị trường như: BST Victory, BST Waterfall…

Định hướng Thiết kế chung của sản phẩm là phải tạo ra giá trị riêng về Phong cách Thiết kế cho từng Nhãn hiệu, từng phân cấp của dòng sản phẩm để nâng tầm Thương hiệu Viglacera lớn mạnh. Từ đó, đưa Thiết kế TBVS của Viglacera lên Top đầu trên thị trường VN, tiến tới chinh phục thị trường Quốc tế bằng các Bộ sản phẩm có Thiết kế kiểu dáng nổi bật khiến NTD ấn tượng và lựa chọn nhiều hơn.

5. Được biết chị cũng là tác giả của các sản phẩm TBVS mang tên “V-concept” mà Viglacera đã trưng bày tại các triển lãm. Vậy chị có thể giải thích thêm V-concept là gì được không?

NTK Phạm Ngọc Đường: V_Concept là Ngôn ngữ thiết kế mang đặc trưng của các Thiết kế đều mang Kiểu dáng tổng thể hình chữ V. Tùy vào từng BST với các ý tưởng khác nhau mà Ngôn ngữ thiết kế được triển khai từ ngoại quan tổng thể đến thành phần: mảng – khối, đường – nét… nhưng luôn có sự kết nối xuyên suốt là Bố cục tổng thể của mỗi sản phẩm đều có hình chữ V.

Trên thế giới và ở hầu hết các môi trường thiết kế sản phẩm chuyên nghiệp từ lâu đều sử dụng một phong cách thiết kế thống nhất cho suốt quá trình sáng tạo và gọi đó là "ngôn ngữ thiết kế". Nhìn vào một thiết kế người ta có thể nhận ra sản phẩm đó của hãng nào mà không cần nhìn logo hay tên thương hiệu. Điều mà rất nhiều thương hiệu nổi tiếng đã làm được hiện nay chính là tạo ra thiết kế riêng biệt, một bản sắc riêng để người dùng dễ dàng nhận diện sản phẩm của họ. Việc thiết kế theo ngôn ngữ nhất quán giúp thành công 36%, cao nhất trong 25 điểm cấu thành sự thành công của một thương hiệu. Vì vậy, ngay khi từ khi đặt chân tới Viglacera tôi đã lên kế hoạch cho việc tạo cho sản phẩm của thương hiệu có được Ngôn ngữ thiết kế nhất quán và điều đó đã được xây dựng đầu tiên cho dòng sản phẩm trung cao cấp Viglacera Platinum.

6. Yếu tố V trong V-concept được hiểu như thế nào? Các thiết kế hiện tại trong V-concept có điểm nhấn gì giúp người tiêu dùng nhận biết đây là sản phẩm của Viglacera?

NTK Phạm Ngọc Đường: Về thị giác thẩm mĩ chữ V được cấu thành từ 2 đường chéo từ một gốc đi lên biểu hiện của sự di chuyển và định hướng hành động mạnh mẽ. Ngoài ra, hướng nét trơn dài còn thể hiện cho sự nghị lực, bền bỉ, cương quyết. Các yếu tố này phù hợp với ý nghĩa kết nối, tạo niềm tin đối với khách hàng, luôn luôn sáng tạo đổi mới nhưng vẫn giữ giá trị gốc để vươn lên. Khi xây dựng Concept thiết kế tôi luôn đặt các yếu tố hình dáng này lên trước tạo thành kiểu dáng tổng quan đồng thời cân đối để đưa về tỉ lệ vàng để có được sự hài hòa về thị giác thẩm mĩ. Bên cạnh đó, tùy vào từng BST hay series cụ thể với các ý tưởng định hướng thì trên thiết kế sẽ được có thêm các điểm nhấn hay thủ pháp chuyển khối tạo phong cách riêng không bị trùng lặp gây nhàm chán hoặc tự giới hạn mình trong một khuôn khổ. Bởi chúng ta cũng hiểu rằng gu thẩm mỹ của người dùng đa dạng và không ngừng thay đổi nên nhiệm vụ của người xây dựng ngôn ngữ thiết kế là phải kết nối được cảm xúc thẩm mĩ ấy lại bằng phong cách riêng biệt nhưng luôn mới mẻ hấp dẫn.

Về thông điệp của V_Concept thì yếu tố V có nghĩa là chữ đầu của Việt nam – Viglacera – Victory. Việt nam – Viglacera là nền tảng, Victory là mục tiêu và cam kết về giá trị thương hiệu.  Điều này mang ý nghĩa lấy nền tảng làm gốc và không ngừng đổi mới sáng tạo để vươn lên. Như vậy, muốn đồng hành với người dùng lâu dài, ngôn ngữ thiết kế cần mang tới những giá trị cụ thể hơn là những câu chuyện truyền cảm hứng đơn thuần. Tức là ngôn ngữ thiết kế không chỉ đem đến diện mạo ấn tượng mà hiệu suất trên các sản phẩm cũng đồng thời có sự cải tiến đi lên. Để từ đó tạo nên những sản phẩm xuất phát từ nhu cầu của người dùng và trên hết phục vụ cho lợi ích thiết thực của khách hàng. Lấy ví dụ như V_Concept được ứng dụng cho Thiết bị vệ sinh thì yếu tố sạch sẽ, tiện lợi rất quan trọng nên hình khối tôi loại bớt đi những đường nét rườm rà, chủ yếu xây dựng nhiều mảng trơn, ít khối thành phần để NSD dễ dàng lau rửa sau khi sử dụng.

Viết bình luận của bạn

TIN MỚI NHẤT

Vietbuild 2024: Sức hút từ Doanh nghiệp 50 năm tiên phong sản xuất vật liệu xây dựng

Vietbuild 2024: Sức hút từ Doanh nghiệp 50 năm tiên phong sản xuất vật liệu xây dựng

Tp. Hồ Chí Minh ngày 26/6/2024 – Triển lãm Vietbuild Hồ Chí Minh 2024 đang thu hút sự chú ý với sự góp mặt của... Xem thêm

Lễ trao hợp đồng cung cấp thiết bị phủ PVD giữa Công ty Sen vòi Viglacera với Protec Surface Technologies S.r.l

Lễ trao hợp đồng cung cấp thiết bị phủ PVD giữa Công ty Sen vòi Viglacera với Protec Surface Technologies S.r.l

Ngày 28 tháng 5 năm 2024, tại trụ sở chính của Công ty Sen vòi Viglacera – Chi nhánh Tổng công ty Viglacera – CTCP,... Xem thêm

NÂNG TẦM KHÔNG GIAN SỐNG: TẦM QUAN TRỌNG VÀ LỢI ÍCH CỦA THIẾT BỊ VỆ SINH

NÂNG TẦM KHÔNG GIAN SỐNG: TẦM QUAN TRỌNG VÀ LỢI ÍCH CỦA THIẾT BỊ VỆ SINH

Trong bối cảnh không gian sống hiện đại, thiết bị vệ sinh đóng vai trò không thể thiếu trong việc hoàn thiện không gian nội... Xem thêm

Viglacera Thanh Trì: Lò nung lại sáng

Viglacera Thanh Trì: Lò nung lại sáng

Sáng ngày 28/5/2024, niềm hân hoan tràn ngập phân xưởng lò nung Công ty cổ phần Viglacera Thanh Trì. Khoảnh khắc anh Trần Đình Dũng... Xem thêm

[CƠ HỘI VÀNG] ƯU ĐÃI LỚN NHẤT TỪ VIGLACERA LÊN ĐẾN 42%

[CƠ HỘI VÀNG] ƯU ĐÃI LỚN NHẤT TỪ VIGLACERA LÊN ĐẾN 42%

[CƠ HỘI VÀNG] ƯU ĐÃI LỚN NHẤT TỪ VIGLACERA LÊN ĐẾN 42% Còn gì tuyệt vời hơn cảm giác tận hưởng sự thư giãn đầy thoải... Xem thêm

Viglacera hỗ trợ Đoàn viên Công đoàn ngành Xây dựng mua thiết bị vệ sinh với giá ưu đãi

Viglacera hỗ trợ Đoàn viên Công đoàn ngành Xây dựng mua thiết bị vệ sinh với giá ưu đãi

(Viglacera) – Ngày 28/3, tại Hà Nội, Công đoàn Xây dựng Việt Nam và Công ty Cổ phần Thương mại Viglacera (thuộc Tổng công ty... Xem thêm

GẶP MẶT ĐẦU XUÂN NĂM 2024 CÙNG HỆ THỐNG PHÂN PHỐI TIÊU BIỂU TOÀN QUỐC

GẶP MẶT ĐẦU XUÂN NĂM 2024 CÙNG HỆ THỐNG PHÂN PHỐI TIÊU BIỂU TOÀN QUỐC

Hồ Chí Minh, ngày 21 tháng 02 năm 2024 – Trong bầu không khí sôi nổi và đầy hứng khởi, Viglacera - ngành hàng Thiết... Xem thêm

VIGLACERA KHAI XUÂN GIÁP THÌN 2024 RỰC RỠ

VIGLACERA KHAI XUÂN GIÁP THÌN 2024 RỰC RỠ

Sáng ngày 19/02/2024 (mùng 10 Âm lịch), Công ty Cổ Phần Thương Mại Viglacera đã tổ chức Lễ Khai Xuân Giáp Thìn đầy sôi động... Xem thêm

Liên hệ tổng đài: 1900 98 98 29 Hệ thống phân phối Đăng kí bảo hành Liên hệ qua Zalo